ĐỘNG LỰC CHO THAY ĐỔI

Kính gửi anh Nguyễn Tâm – Đảng Dân chủ Việt Nam

Tôi đã đọc bản tuyên bố anh gửi cho tôi về quan điểm của đảng Dân chủ Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 2008. Tôi nhận thấy đây là một nhận thức giá trị trong đường lối hiện nay.

Đại biến cố sắp diễn ra ở Việt Nam tới đây sẽ là một biến động từ sự sụp đổ niềm tin. Đó là điều không thể tránh khỏi vì nó là kết quả cuối cùng của một quá trình cầm quyền sai qui luật, trái lòng dân. Nó sẽ xảy ra, diễn tiến và kết thúc rất nhanh trong vòng 2 năm nữa vì được ngoại lực rất mạnh thúc đẩy một cách có chủ đích để lợi dụng. Mặc dù đứng trước một cơ hội để thay đổi nhưng Việt Nam cũng sẽ đối mặt với một nguy cơ rất tai hại. Lịch sử thế giới và Việt Nam cùng cho thấy những cuộc cách mạng được phát động bằng cách kích động lòng hận thù của dân chúng đều dẫn đến những sự phá hủy xã hội nặng nề. Cho dù chúng dễ dàng tạo ra sự thành công lúc phát động nhưng cũng thường đi kèm với những sự tàn phá vật chất lẫn tinh thần. Các nền tảng của xã hội không được tôn tạo tốt hơn mà còn bị xói mòn nghiêm trọng, dẫn đến những kết cuộc tồi tệ mà không tạo ra các nền văn minh mới. Những cuộc cách mạng Tháng Mười ở Nga, cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc hay cách mạng tháng Tám và cải cách ruộng đất ở Việt Nam là những ví dụ còn nguyên giá trị.

Các vấn đề từ kinh tế, xã hội đến chính trị ở Việt Nam và những quốc nạn mà nó tạo ra như tham nhũng, đàn áp bất đồng chính kiến, khủng hoảng kinh tế, v.v… đã và đang xói mòn lòng tin của người dân song song với nỗi uất hận của họ đang ngày càng lớn dần. Khi có sự tác động mạnh của ngoại lực sẽ dẫn đến một sự sụp đổ nhanh chóng. Thêm vào đó, ngoại trừ tác động của thời gian thì vẫn chưa có một biện pháp nào được thực hiện để xóa bỏ những chia rẽ sâu sắc trong cuộc chiến Việt Nam; cách hành xử của phe chiến thắng sau cuộc chiến là những vấn đề chưa dễ quên với không ít người trong lẫn ngoài nước. Tất cả những yếu tố đó sẽ dễ dàng biến thành một sự biến động mạnh được dẫn dắt bởi lòng hận thù. Đó là điều mà dân tộc Việt Nam cần phải tỉnh táo để tránh. Đất nước chúng ta cần sự thay đổi, và buộc phải thay đổi. Nhưng làm sao để đảm bảo rằng sự thay đổi sẽ tốt hơn mà không bị rơi vào những vòng lặp của lịch sử là điều rất cần được quan tâm trên hết. Những sự thay đổi bởi động cơ hằn thù thì sẽ luôn dẫn tới suy nghĩ và hành động thay đổi bằng mọi giá, nếu nó gắn với động cơ lợi ích của các nhóm nhỏ được khéo léo che đậy bởi đám đông quần chúng thì thực sự là tai họa mà chúng ta đã từng chứng kiến.

Mỹ và các đồng minh của họ đang sử dụng đòn "gậy ông đập lưng ông" với chính quyền hiện nay. Cộng sản đã duy trì sự tồn tại của chế độ và kiểm soát bộ máy quan lại bằng tham nhũng. Họ trả lương cho công chức rất thấp nhưng lại để rất nhiều kẽ hở cho tham nhũng. Đầu tiên người ta phải tham nhũng nhỏ vì không đủ sống đàng hoàng bằng lương, họ nghĩ đơn giản đó là những gì mà công bằng thì họ phải được do công sức của mình. Nhưng rồi lòng tham không cho họ dừng lại như thế, kẻ hỡ càng ngày càng nhiều. Dần dần hầu hết quan lại trở thành những kẻ phạm pháp nên phải ra sức bảo vệ chế độ bằng mọi giá, họ chống lại bất kỳ thay đổi nào vì sợ bị trừng phạt. Họ thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào của đảng Cộng sản bất chấp đạo lý, nếu không họ sẽ trở thành những con tốt bị thí. Có lẽ chính quyền Cộng sản cũng không ngờ rằng chẳng riêng họ mới biết khai thác chiêu thức này. Hơn 10 năm nay bằng chứng nhận hối lộ âm thầm được thu thập, và bây giờ chúng trở thành những công cụ cực kỳ hữu hiệu để sai khiến hệ thống quan lại ở Việt Nam. Những vụ truy tố đưa hối lộ tại Nhật và Mỹ liên quan đến quan chức Việt Nam gần đây chỉ là những vụ nhỏ để "rung cây nhát khỉ" mà thôi. Có rất nhiều những quan chức nhỏ bây giờ đã trở thành những nhân vật cao cấp mà bằng chứng nhận hối lộ và những bê bối khác "thưở nhỏ" của họ đang là những cái gót Achile bị điều khiển. Đến khi cục diện đã được khống chế thì một vài vụ truy tố hối lộ đình đám hơn sẽ được công bố - giọt nước sẽ tràn ly, niềm tin của dân chúng sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Xã hội Việt Nam đang rất mong manh, dưới bề mặt có vẻ bình lặng của nó là những cơn sóng ngầm của u uất và hằn thù do bất công lâu nay và sự kích động thù hận trước đây tạo ra. Hơn lúc nào hết, cần phải nhanh chóng hình thành những động lực tích cực vì quyền lợi của cả dân tộc để dẫn dắt những biến động theo hướng tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Nếu không có những động lực như vậy thì theo lẽ tự nhiên, những biến động này sẽ được kích động bằng sự thù hận và dễ dàng bị lợi dụng để phục vụ cho những thế lực khác mâu thuẫn với quyền lợi dân tộc. Trong lịch sử của thế giới, những cuộc cách mạng thành công và gắn liền với việc tạo ra những nền văn minh mới cho nhân loại đều không có ảnh hưởng của sự thù hằn và gắn liền với những động lực thực sự nhân văn. Cuộc cách mạng tư sản ở Anh (1640) là một minh chứng như vậy, nó được dẫn dắt bởi tầng lớp tư sản mới vì nhu cầu phát triển thực tế của xã hội Anh thời bấy giờ, họ không giết vua để trả thù khi nắm được chính quyền. Nó còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những tiến bộ khoa học kỹ thuật vì lợi ích của con người, từ đó dẫn đến một cuộc cách mạng công nghiệp rộng lớn trên toàn thế giới, tạo ra nền tảng thay đổi cơ bản những suy tưởng tư duy mới của nền văn minh nhân loại.

Như đã nhiều lần trao đổi với anh, dân chủ ở Việt Nam hiện nay cần được xác định là mục tiêu và phương tiện để xây dựng một xã hội văn minh và thịnh vượng cho toàn dân, chứ chưa thể là động lực cho một sự thay đổi. Dân chủ là nền tảng vững chắc của xã hội, thiếu dân chủ sẽ không có sự phát triển và thịnh vượng bền vững. Nhưng dân chủ tự thân nó không thể tạo ra sự phát triển thịnh vượng. Dân chủ là điều kiện cần, rất cần nhưng không phải là điều kiện đủ. Nhiều nước đã có nền dân chủ lâu rồi nhưng vẫn nghèo, thậm chí rất nhiều nơi dân chủ còn bị lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi của một thiểu số nhỏ. Chỉ khi nào xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ trong điều kiện sinh tồn và suy tưởng hoàn toàn mới thì mới tạo ra được một sự đột phá trong phát triển kinh tế lành mạnh- đây chính là điều kiện đủ. Sự phát triển kinh tế như vậy nếu được nuôi dưỡng trong một môi trường chính trị dân chủ thì sẽ tạo ra một xã hội phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần một cách công bằng cho dân chúng. Chính những thành quả này sẽ trở thành những nhân tố rất quan trọng để duy trì dân chủ và đảm bảo một nền dân chủ thực chất. Thiếu những điều này thì dân chủ sẽ không bền vững hoặc chỉ là giả hiệu mà thôi.

Trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, công nghệ thì lạc hậu; nền kinh tế thì lệ thuộc; môi trường bị hủy hoại; giáo dục thì xuống cấp trầm trọng, việc tìm ra những thế mạnh cốt lõi từ những yếu tố này để tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ và động lực tích cực cho sự thay đổi từ những biến động sắp tới quả thật là một thách thức rất lớn, khó tìm ra lời giải. Tuy nhiên, những lợi thế của thiên nhiên và tạo hóa ban tặng cho mảnh đất và con người Việt Nam; những đặc tính văn hóa của dân tộc được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử chính là những thế mạnh cho đất nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Vấn đề văn hóa từ trước đến giờ thường được đề cập một cách thụ động như cảnh báo các nguy cơ của văn hóa du nhập, làm sao để bảo vệ văn hóa không bị tấn công, cần có các biện pháp bảo hộ văn hóa, v.v… Ít có những cách tiếp cận chủ động để khai thác văn hóa như một sức mạnh tạo ra động lực phát triển của cả một dân tộc, quốc gia. Bản tính trời cho dân tộc Việt Nam là ôn hòa và thân thiện, không thích suy tư tranh cãi về triết học hay các lý thuyết chính trị. Điều này dẫn hướng đến một tầm nhìn lớn về chiến lược giao thoa văn hóa và giao lưu kinh tế giữa đông và tây. Đây thực sự là lợi thế về đặc tính của con người Việt Nam trong việc hấp thụ rồi tạo nên những thành tựu văn hóa và kinh tế mới thông qua sự tương hợp với bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới mà không tạo ra những mâu thuẫn và xung đột về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo.

Việt Nam là nước có nền văn hóa và tiếng nói phương đông nhưng lại có chữ viết theo kiểu phương tây, đó chính là những di sản do lịch sử tạo lợi thế cho dân tộc ta trong một môi trường đa phương toàn cầu của hệ thống quốc tế mới đang hiện hữu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một bối cảnh thế giới đang nhiều biến động như hiện nay, xu thế hình thành đa cực để chống lại sự đơn cực cộng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung quốc và Ấn Độ, sự không chịu thua của Nga chắc chắn sẽ làm nảy sinh thêm nhiều xung đột cả về quân sự lẫn văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Sự xuất hiện một nơi cân bằng về kinh tế, văn hóa và chính trị sẽ rất cần thiết để duy trì sự ổn định cho thế giới. Và đương nhiên, nơi cân bằng đó sẽ được hưởng lợi rất lớn. Việt Nam là một mảnh đất lành, có đầy đủ những ưu điểm về con người và lịch sử cũng như giá trị của vị trí trung tâm trong vùng châu Á Thái bình dương, cũng là giao điểm của đông và tây để trở thành một nơi cân bằng như vậy. Dẫn hướng này cũng sẽ mở ra một khả năng đột phá để giải quyết vấn đề tranh chấp biển đông và bảo vệ lãnh thổ. Thụy Sĩ đã tránh được các cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu và phát triển thanh bình là nhờ làm "túi tiền" của bất kỳ phe nào. Việt Nam có thể biến mình trở thành cái "chợ" của bất kỳ nước nào.

Người dân cần được định hướng và tạo động lực để xây dựng những cái mới tốt hơn thay thế dần cho những cái cũ. Động lực của sự hận thù dễ dàng dẫn đến sự đập phá những cái cũ trước khi cái mới có thể hình thành và phát triển. Ngay cả vấn đề tham nhũng cũng cần có cách nhìn khoan dung với quá khứ của nó để triệt tiêu những động lực chống đối sự thay đổi. Tham nhũng ở Việt Nam phát triển phức tạp đến mức nó vừa là nhân mà cũng vừa là quả. Cần nhìn nhận nó như một vấn đề chính trị và lịch sử để tạo ra được những giải pháp tích cực từ đó. Tôi hẹn sẽ trao đổi sâu hơn với anh về vấn đề này vào một dịp khác.

Đọc bản tuyên bố quan điểm của Đảng Dân chủ Việt Nam tôi thấy rất mừng vì các anh đã khẳng định một thái độ không hận thù, đặt sự đoàn kết và hòa hợp dân tộc làm nền tảng. Tôi tin rằng bản tuyên bố này sẽ có những ảnh hưởng tích cực nhất định đến chủ trương của các đảng khác đang hoạt động và sẽ ra đời trong thời gian tới.

Tôi cũng có niềm tin và rất hy vọng vào đảng Dân chủ Việt Nam sẽ có một vai trò quan trọng trong công cuộc chấn hưng đất nước tới đây. Tôi cũng mong rằng các anh sẽ quan tâm đến những vấn đề động lực cho thay đổi và phát triển đất nước một cách bền vững.

Chúc đảng Dân chủ Việt Nam vững bước thành công.

Chúc anh sức khỏe

Chào trân trọng

Trần Đông Chấn

Trung thu tháng 9, 2008

Tải file pdf và prc tại đây

27 Comments:

  1. Kho Chuoi said...
    Cám ơn entry rất hấp dẫn của bác Chấn, bác đã dẫn dắt mọi người đi rất xa trên con đường trơn trượt (đầy vỏ chuối). Mỗi bài viết của bác đều đưa lại những bài học mới, phát hiện mới cho chuỗi lặp cuộc sống đang mỗi ngày mỗi cũ đi. Đó cũng là động lực cần thiết để làm mới cuộc sống, để thay đổi. Cám ơn Bác Chấn rất nhiều.
    Khang Duy said...
    Như các lần trước, lần này anh Chấn có entry mới cũng rất hay. Đọc kỹ mới thấy, tuy là bài viết gửi cho Đảng Dân chủ, nhưng dường như anh Chấn vẫn có một con đường đi rất riêng của mình. Bài viết rất thu phục lòng người, như một kim chỉ nam gửi cho các Đảng hiện nay là hãy vì một mục đích chung là phải tiến đến một sự hòa hợp thành 1 khối vững mạnh, hơn là sự chia rẽ hay chê bai lẫn nhau như các đảng tự phát hiện đang làm và điều đó ko mang một sức mạnh công hưởng.
    Cảm ơn anh Chấn, tuy xã hội nhiều nhiễu nhương, nhưng bài viết đã cho tôi một sức mạnh nội tâm rằng chúng ta còn rất nhiều những người có trí tuệ, có sức, có lòng sẽ mang đến một sức bật mới cho VN.
    Gió said...
    Bác có thể làm rõ thêm khái niệm "chợ"?
    nhi said...
    á mất tem rùi :)
    second man is not bad either :)
    zozo said...
    Noi nhung tu thieu van hoa. Xuc pham nguoi khac, do la` hanh` dong tu ha. thap minh`. Nhan tien, anh(chi) HeroineM hieu biet han che lam.
    tuananh said...
    Các vấn đề được nêu rất hay...
    1 hào.com.vn said...
    Cám ơn các bài viết của anh
    Mr DC said...
    Phục anh Trấn vì sau những entry ko hề co CM của anh... vậy mà phần CM cứ từ từ dài ra... ko chỉ với những cái tên quen thuộc mà còn xuất hiện thêm nhiều bạn mới... điều đặc biệt là CM của những người bạn này rất giá trị... Thank for entry...
    STT said...
    Hay quá! Những phân tích rất thâm sâu và thực tế
    dau goi said...
    Cẩn thận nghe anh. Cám ơn anh về bài viết.
    Gõ Kiến said...
    Đọc bài này tôi có 2 điều rất tâm đắc:
    1. Dân chủ là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ.
    2. Xây dựng VN thành một cái “chợ” quốc tế.
    Cám ơn bài viết của anh.
    psonkhanh said...
    Cảm ơn anh Chấn đã cho đăng bức thư này, tôi đã đọc nó trên trang web của Đảng Dân Chủ, khi đề nghị anh Chấn post lên, tôi đã đoán rằng ý kiến đa số sẽ ủng hộ, nhưng cũng sẽ có những ý kiến cực đoạn của những người rất sợ thay đổi. Chúng ta hãy bỏ qua những từ ngữ và thái độ thiếu văn hóa của những người này để nhìn thấy được suy nghĩ sâu xa bên trong họ. Tôi cũng đã từng là 1 người ngại thay đổi, nhưng đến giờ tôi phải nhìn nhận rằng phải thay đổi và không thể không thay đổi được nữa. Có 3 loại phản động lực cho thay đổi, 1 là vì đặc quyền đang có, 2 là vì ngu muội và giáo điều, 3 là ngần ngại vì chưa biết cái mới nó thế nào cho dù chán ngấy cái tệ hại của hiện tại. Bài viết này đã ghi điểm cao với loại thứ ba, lực lượng chiếm số lượng đông đảo nhất hiện nay ở nước ta. Đối với loại thứ nhất thì bài viết có đề cập giải pháp “khoan dung” nhưng chưa nói rõ chi tiết, nếu thực sự có giải pháp hiệu quả thì đó chính là 1 chính sách chính trị đột phá. Còn đối với loại 2, không chiếm đa số nhưng cũng ko phải là số nhỏ, tuy nhiên những loại người này dù rất cực đoan nhưng lại dễ dàng thay đổi theo hoàn cảnh, cho nên sự ảnh hưởng của họ không quan trọng.
    Bài viết này giúp tôi rất nhiều, giải tỏa được suy nghĩ và giải đáp rất nhiều thắc mắc lâu nay. Một lần nữa, cảm ơn anh Chấn, chúc anh thành công trên con đường đã chọn.
    HeroineM said...
    Tưởng bác là một nhà kinh tế hay chính trị gì, té ra là một tên chó săn cho Đế Quốc. Vậy mà cũng to mồm được, ngu xuẩn thật !
    Tsunami said...
    E rằng chúng tôi ko làm được như Đại ca Ivan...hahaha...Một cách thể hiện rất hằn học của sự bất lực.
    Bài hay anh Chấn à. Các thành phần yêu chuộng dân chủ và đấu tranh cho dân chủ nên có tinh thần như bài này.
    Long N said...
    Cam on bai viet rat hay mot cai nhin tuong doi khong bi nhin ve mot phia.Noi chung tren con duong den voi su that van co nhieu ke can nghi hay nhung ke bi tay nao >khong them chap bac ah
    đại ca Ivan said...
    Cứ ngồi đấy mà thủ dâm tinh thần đi mấy anh.
    Hùng said...
    Thay đổi thì nhất định phải thay đổi, vì nếu còn giữ tình trạng như hiện nay thì đất nước Việt Nam không biết sẽ đi về đâu...Chắc là u ám lắm!!!
    Không biết đảng cộng sản sợ mất quyền hay mất nước??? Đều quan trọng bây giờ là phải bảo vệ đất nước trước dã tâm của giặc tàu, lúc nào chúng cũng đều muốn thôn tính Việt Nam. Nếu bắt tay với Mỹ là đều tốt nhất! Cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh và nhờ bảo hộ đất nước chúng ta như Mỹ bảo hộ cho Nhật. Như vậy chúng ta mới có thể tập chung xây dựng đất nước. Nếu không lỡ Việt Nam có biến loạn thì giặc tàu chúng sẽ lấy cớ vào giúp ta, rồi biến đất nước chúng ta thành Tây Tạng thứ hai thì quá khủng khiếp!!!
    Còn cải cách thì đất nước chúng ta có thể cải cách theo nước Singapore. Lấy nền giáo dục làm đầu. Vì dân trí cao thì đất nước mới phát triển về mọi mặt.
    Điều quan trọng hơn hết là đoàn kết dân tộc, để cho tất cả người dân có quyền bầu chọn nhân tài ra giúp nước, vì như thế tất cả người Việt trong và ngoài nước mới một lòng quyết tâm xây dựng đất nước quê hương. Và tất cả cùng nhau xóa bỏ hận thù, như vậy có tốt hơn không.
    Nếu chính quyền đảng cộng sản cứ độc tôn độc đảng như thế này, một khi tất cả người dân quá uất hận. Đồng lòng đứng lên chống lại chế độ độc tài cộng sản chuyên môn tham nhũng cướp đất của dân thì có hối cũng không kịp!!! Và như thế thật sự không thể nào tưởng tượng nổi một cảnh vô cùng đau thương khốc liệt...
    Đây chỉ là ý kiến riêng của Hùng. Nếu có gì không đúng, rất mong các Bạn chỉ điểm thêm cho. Cảm ơn anh Đông Chấn. Thư anh viết rất hay và sâu sắc. Chúc anh và gia đình luôn vui khỏe và hạnh phúc như ý. Trân Trọng.
    viet+die said...
    phải xoá bỏ hận thù trước tiên đảng cộng sản là người gây ra nhiều sai lầm ( CCRĐ , đánh tư sản , học tập cải tạo ,kinh tế mới ) họ phải tự sửa chữa trước , nhưng đằng này họ lại phạm thêm sai lầm bằng chứng là đàn áp giáo dân thái hà và tks ( đánh chảy máu bà già , xịt hơi cay trẻ em ,cắt ngắn câu nói của đức tổng GM NGÔ QUANG KIỆT sau đó vu khống ông )họ tạo thêm khoảng cách giữa người việt với người việt tạo ra sự xung đột tôn giáo , giữa người dân và công giáo .... nhưng nói chung người việt nam rât bao dung họ sẵn sàng tha thứ cho người sai lầm nhưng thành tâm sửa chữa . ủng hộ quan điểm của anh TRẤN , NGƯỜI VIỆT CẦN ĐOÀN KẾT ĐỂ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC , ĐẶT QUYỀN LỢI QUỐC GIA LÊN TRÊN HẾT
    psonkhanh said...
    Dùng vũ lực để buộc người khác nhằm thỏa mãn mình là hành động cưỡng dâm. Dùng quyền lực để ép buộc tư tưởng mọi người thì cũng vậy thôi. Còn tự thỏa mãn thì không có tội, nhưng tội nhất là những con người mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết.
    Tùng (đại ca ivan) đã từng nói trên entry khủng hoảng thời cơ rằng ko vào blog phản động này nữa, thì ra anh ta vẫn rình xem. Mọi người thông cảm, kiểu người như anh ta là vậy, không bao giờ dám công nhận sự thật, cái kiểu người mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói là “bị người ta cưỡng hiếp, vừa sợ lại vừa thích”.
    Xin lỗi anh Chấn nhé, trên blog của anh mà viết những điều thế này thật ko phải, nhưng cungx phải nói 1 lần với những người như thế anh à. Tôi đã đọc lại bài này nhiều lần, nó cho tôi một niềm hy vọng mạnh mẽ. Cảm ơn anh lần nữa. Tôi biết rằng có rất nhiều người đặt hy vọng vào anh.
    dragon b said...
    Việt nam ta to hay nhỏ???
    Hanoi said...
    Được đọc bài này của bác từ link của người quen, em cũng xin có vài suy nghĩ của mình về nhận xét của bác:
    _ Vì đây là cảm nhận của bác về bản tuyên ngôn của DDC nên nó mang tính khái quát và chung chung, khó mà nêu bất hết tất cả vấn đề. Tuy nhiên em cũng xin tóm tắt lại vài điểm chính của entry này:
    * Dân chủ là điều kiện cần, chứ chưa đủ
    * Cần phải khoan dung
    * Sự sụp đỗ của niềm tin, và trợ giúp ngoại lực
    * Giáo dục và định hướng dân chúng
    * Việt nam thành cái "chợ" của thế giới!
    => Chung chung lắm bác ơi và không dễ mà làm. Với quan điểm này, đảng cọng sản là có khả năng làm được nhất tất cả vấn đề đó. Chỉ cần họ tạo lại niềm tin. Nhưng tạo lại niềm tin ư? Khó lắm
    => Em chỉ tin một điều, động lực của sự thay đổi xã hội là bất công, và mâu thuẩn. Gọi là cuộc cách mạng. Cách mạng thay đổi xã hội từ cổ chí kim có 2 dạng chính: Đó là bạo lực cách mạng (cái này là phần lớn trong lịch sử nhân loại). Cái thứ 2 là tự cải tạo chính mình. Cái này rất hiếm (Minh trị thiên hoàng là một ví dụ).
    Còn có phưưong thức nào khác nằm ngòai 2 cái trên? Hiếm lắm đấy và không dễ đâu?
    => Chưa khuất phục thì làm sao khoan dung? Khoan dung với cái xấu, tham nhũng để mong nó cảm hóa! Làm sao?
    => Dựa vào nước ngòai, chỉ giải quyết vấn đề nước ngoài, còn không thì nguy cơ cao tái diễn sự trả giá.
    => Quan điểm vn thành cái "chợ" là thế nào? TQ và Ấn là lò sản xuất thế giới, Châu âu và Mỹ là thị trường tiêu thụ, vậy khi nào thì vn thành chợ?
    Thụy sĩ thì làm "túi tiền" của bất kỳ phe nào? Không dễ, TS sống qua chiến tranh là nhờ tiết lộ tài khỏan các nhà do thái cho đức. Lịch sử chỉ trải qua một lần. Bây giờ nó có thực sự là túi tiền không? Không dễ!
    Các bài học quá khứ sẽ giúp ích cho công cuộc cải cách, còn động lực cách mạng và phương thức thế nào chắc em phải trông chờ vào các entry khác thôi. Thân ái!
    nhi said...
    Hanoi: ý thức vn cần dân chủ nơi người dân đó là nguyên nhân Vn sẽ thay đổi, nó sẽ diến biến ra sao, lâu mau là tùy thuộc vào thời cuộc, hành động chính phủ hiện nay v.v... rất là nhiều yếu tố khác.
    còn Vn sẽ được thay đổi ra sao để được tốt tất nhiên là điều quan trọng. Mà theo nhi hiểu entry này với thông điệp là muốn sự thay đổi đó được đặt căn bản trên lòng thiện, lòng khoan dung chân thật. Một điều kiện cần thiết để đất nước phát triển tốt. Bởi lòng hận thù luôn đi đôi với tàn phá. Đối sách hay phương thức... dĩ nhiên sẽ xuất hiện khi thời cơ đến. Nhưng cái tâm ở sau 1 hành động nó quan trọng hơn chính cái hành động đó. Nếu không định rõ tâm mình sẽ ra sao trước khi hành động e cái mục tiêu đạt rồi ta lại phải quay ra giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa những người mang những tâm khác nhau. kẻ thì muốn xử phạt có nặng có nhẹ, người thì muốn tha thứ....v.v..
    Vậy nên entry này chủ yếu là định rõ cái tâm nên có. Còn những điều khác dĩ nhiên phải chỉ là nói chung chung... Đòi hỏi nhìu wá đó với một lá thư riêng cho dân chủ mà chú Chấn vì ý tốt post lên đây ! :)
    Hanoi said...
    To: psonkhanh
    _ Tôi chỉ nêu vài suy nghĩ của tôi thôi, không muốn biện luận lý lẽ rườm rà. Vì tôi tin một điều, những người suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống, trăn trở thực sự cho đất nước luôn trông đợi những lời góp ý chân thành hơn là sự tán dương của phố phường đô hội.Tôi nghĩ bác Trần Đông Chấn không có gì phải than phiền tôi điều đó. Lối đề cập về vấn đề nghiêm túc tôi thường gây shock hoặc gây sức ép để tạo những brainstorm thôi. Có thể cách đặt vấn đề như vậy làm một số ngừoi không quen. Thôi kệ!
    _ Những vấn đề chính trong thư, suy cho cùng thì đó là những bài học từ lịch sử thôi. Mà là bài học giá trị lịch sử rồi thì dễ cảm nhận.
    _ Vấn đề chính của động lực trong entry này là "khoang dung". Miền bắc sau năm 1945, 1954 dân bắc sống rất vô tư, dân không mất một cây kim sợi chỉ, nhưng sau đó thì ai cũng biết, cái này có yếu tố nước ngoài. Khoan dung là cái đên sau để giải quyết vấn đề chính trị xã hội. Nhưng để đi đến đcs nhường quyền thì thế nào? Chỉ cần đcs chia quyền, chấp nhận đa đảng thôi thì tôi thấy đcs khoan dung lắm và các đảng khác cũng khoan dung lắm rồi! Chờ cọng sản làm giàu cho nhanh rồi thành thánh lúc đó sẽ giúp đỡ lại dân mình có lẽ là dân mình đạt đến tột đỉnh của lòng khoan dung chăn?
    _ Còn vấn đề nước ngòai? Tôi không tin là họ có thể giúp không mình điều gì! Vấn đề này, đcs hơn ai hết là rất có kinh nghiệp trong lịch sử vn, và bây giờ họ đang và phát huy mạnh mẽ con bài này. Một lời nhắc lại cũng không bao giờ thừa.
    _ Tôi nghĩ con ngừoi cần học và làm đìeu "thiện", có cái thiện và biết cái "đẹp" ngừoi ta sẽ nhận ra cái xấu và ác và sẽ lật đỗ nó. Cái nhà xây trên gỗ mục là nó sẽ tự đỗ. Có cái thiện con ngừoi ắc sẽ khoan dung. Nhân chi sơ tính bổn thiện. Nhưng cái thiện phải được rèn luyện và thực hành. Huữ thiện hành thiện tự là bao dung rồi.
    Hanoi said...
    To: psonkhanh
    _ Tôi chỉ nêu vài suy nghĩ của tôi thôi, không muốn biện luận lý lẽ rườm rà. Vì tôi tin một điều, những người suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống, trăn trở thực sự cho đất nước luôn trông đợi những lời góp ý chân thành hơn là sự tán dương của phố phường đô hội.Tôi nghĩ bác Trần Đông Chấn không có gì phải than phiền tôi điều đó. Lối đề cập về vấn đề nghiêm túc tôi thường gây shock hoặc gây sức ép để tạo những brainstorm thôi. Có thể cách đặt vấn đề như vậy làm một số ngừoi không quen. Thôi kệ!
    _ Những vấn đề chính trong thư, suy cho cùng thì đó là những bài học từ lịch sử thôi. Mà là bài học giá trị lịch sử rồi thì dễ cảm nhận.
    _ Vấn đề chính của động lực trong entry này là "khoang dung". Miền bắc sau năm 1945, 1954 dân bắc sống rất vô tư, dân không mất một cây kim sợi chỉ, nhưng sau đó thì ai cũng biết, cái này có yếu tố nước ngoài. Khoan dung là cái đên sau để giải quyết vấn đề chính trị xã hội. Nhưng để đi đến đcs nhường quyền thì thế nào? Chỉ cần đcs chia quyền, chấp nhận đa đảng thôi thì tôi thấy đcs khoan dung lắm và các đảng khác cũng khoan dung lắm rồi! Chờ cọng sản làm giàu cho nhanh rồi thành thánh lúc đó sẽ giúp đỡ lại dân mình có lẽ là dân mình đạt đến tột đỉnh của lòng khoan dung chăn?
    _ Còn vấn đề nước ngòai? Tôi không tin là họ có thể giúp không mình điều gì! Vấn đề này, đcs hơn ai hết là rất có kinh nghiệp trong lịch sử vn, và bây giờ họ đang và phát huy mạnh mẽ con bài này. Một lời nhắc lại cũng không bao giờ thừa.
    _ Tôi nghĩ con ngừoi cần học và làm đìeu "thiện", có cái thiện và biết cái "đẹp" ngừoi ta sẽ nhận ra cái xấu và ác và sẽ lật đỗ nó. Cái nhà xây trên gỗ mục là nó sẽ tự đỗ. Có cái thiện con ngừoi ắc sẽ khoan dung. Nhân chi sơ tính bổn thiện. Nhưng cái thiện phải được rèn luyện và thực hành. Huữ thiện hành thiện tự là bao dung rồi.
    psonkhanh said...
    To: Hanoi
    Theo tôi, những vấn đề lớn về tầm nhìn và chiến lược quốc gia không thể là các vấn đề cụ thể mà phải là các vấn đề tổng quát. Tôi cũng đồng ý với nhi là trong khuôn khổ 1 bức thư ko thể đề cập những vấn đề chi tiết được. Những vấn đề được nêu ra trong thư này nó gợi lên những định hướng để chúng ta suy nghĩ, mà có suy nghĩ thì mới có được sức mạnh hành động (trên blog của Nhi có câu này tôi rất thích: our thougth is our destiny). Làm sao kích thích được cho người dân suy nghĩ về một vấn đề gì đó để tạo ra sức mạnh tổng lực là cái mà Nhà nước của chúng ta hiện nay đang không có (câu này tôi lấy ý của anh Chấn). Nhưng bức thư đã này làm được điều đó với không ít người, kể cả bạn. Bạn Hanoi thấy nó chung chung nghĩa là bạn đã phải nghĩ về nó. Khi suy nghĩ người ta sẽ tìm ra nhiều lời giải chứ không chỉ một lời giải, và đó chính là sức mạnh. Đây là điều mà tôi cũng mới học được thời gian gần đây, không phải từ trường học, từ nơi làm việc mà từ chính thế giới blog này. Nhưng đó cũng là điểm yếu của nguồn nhân lực VN hiện nay, mà đó là hậu quả của giáo dục, chúng ta không có sức mạnh của sự suy nghĩ.
    Tôi đang suy nghĩ, nghĩ rất nhiều về giải pháp khoan dung mà cái thư này đề cập. Tôi cho rằng đây là điều rất quan trọng, mang tính đột phá. Càng nghĩ, tôi càng thấy hé lộ những nguồn ánh sáng cuối đường hầm. Tôi đồng ý với các tóm tắt nhận định của bạn Hanoi về entry này, trừ một điều mà bạn ghi là “trợ giúp ngoại lực”. Cái thư này không hề có ý nói đến phải nhận sự trợ giúp của ngoại lực hay trợ giúp cho ngoại lực. Điều quan trọng mà tôi cảm nhận được là phải chớp lấy thời cơ khi có tác động của ngoại lực để giành lấy quyền chủ động trước biến cố. Tôi rất rất tâm đắc với đoạn viết sau đây của anh Chấn trên bài viết Một năm sau đại hội X – Cảnh báo những nguy cơ quốc gia: “Tác động từ bên ngoài là khách quan, dù muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại, nhưng chính sức mạnh của nội lực mới quyết định kết quả của sự tác động đó là tốt hay xấu”
    To Nhi: hoàn toàn đồng ý với Nhi nhận định về bài viết này về cái tâm trong sáng để dẫn dắt. Anh Chấn có nói với mình một câu mình rất thích là “tâm sáng sẽ cho người ta có những nước cờ hay”.
    nhi said...
    Hanoi à, ở trường hợp người không lỗi độ lượng với người có lỗi mới gọi là khoan dung chứ? đcs lầm lỗi nhiều dù vậy vẫn nên khoan dung với đảng... lý do chỉ đơn giản cũng là người Việt với nhau, cần phải rộng lượng với quá khứ, viết đẹp lại lịch sử dân tộc ... nếu đảng cs nhường quyền thì là nhìn nhận sai lầm chứ hok gọi là khoan dung. Và không có cái chuyện gieo nhân địa ngục làm giàu bằng tham nhũng và bức bách dân lấy đất mà có thể thành thánh ...chờ cái wả này nó lâu tới lắm :) nhi hỉu Hanoi nói vậy là bất nhẫn trước những gì đcs đã gây ra.
    Và câu hỏi này : "Nhưng để đi đến đcs nhường quyền thì thế nào?" câu trả lời đang hiển hiện dần cho ta thấy rồi, người dân đang dần hỉu ra dân chủ mới là nền tảng của sự thịnh vượng khi bị đcs đang đàn áp chà đạp cái quyền sống tự do và bình đẳng đã có nhìu người đã cũng như đang và sẽ đứng lên đòi hỏi cái gọi là dân chủ. không tự nhường ắc sẽ bị ép nhường.
    ngoài điểm này ra, nhi hỉu ý Hanoi mún tạo brainstorm rùi ...cái này hay á. lần sau đọc cmt của Hanoi nhi sẽ chú ý vấn đề này ...
    thảo luận như vầy nhi học hỏi được rất nhiều, xin cảm ơn Hanoi và psonkhanh.
    nup hero said...
    Chào các bác
    Em là lính mới ở đây, đã cố gắng đọc kỹ bài viết này và những bài viết khác của bác Chấn + các comment các bác ở đây ngõ hầu có cách nhìn nhận đúng hơn vấn đề, em có 1 số ý kiến như sau :
    - Em thấy trong khá nhiều bài viết của bác có nhiều khẳng định chắc chắn quá, nhưng theo ý em tất cả những điều đó đều chỉ đang dừng ở mức Có tiềm năng. Em vẫn tin vào cái mà bác viết trong entry Tự do và sợ hãi, khi có những con người đứng lên mọi chuyện có thể biến chuyển khác hẳn. Có nhiều người sẽ bảo là bao giờ Trái Đất ngừng quay thì ở VN có người như thế xuất hiện :D, nhưng em nghĩ rằng ít nhất đến khi thế hệ 7x hay 8x lên thì tình hình đất nước cũng như hệ tư tưởng đã có rất nhiều thay đổi rồi. Như hiện nay em cũng biết rất nhiều người thế hệ em đang cố gắng tạo nên, làm ra ( chứ ko phải kiểu xào đi xào lại kiểu con buôn ) những giá trị thực sự tốt đẹp. Thời đại "thế giới phẳng", hy vọng rằng những điều mình làm nó gây đc 1 ảnh hưởng tốt. Em nghĩ rằng thói quen tham nhũng ... được hình thành khoảng 20 năm, thì cũng cần chừng đó thời gian để gỡ dần dần. Có thể có ai đó nghĩ là em vẫn thiếu kinh nghiệm sống nên vẫn còn lạc quan như vậy, nhưng ko sao, quan trọng là mình giữ vững đc niềm tin :D. Em tôn trọng việc lựa chọn cách sống của mỗi người.
    Còn theo em nghĩ tất cả những vấn đề của VN hiện nay nguyên nhân lớn nhất không phụ thuộc chính vào là chế độ nào, mà phụ thuộc chính vào tư tưởng của chúng ta kìa. Theo như S.Covey thì "Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt số phận". Những tiêu cực trong Đảng hiện nay thực chất là thói xấu của người Vn phóng đại lên. Thói xấu dân thường hậu quả nhỏ, lãnh đaọ mà có thói xấu thì hậu quả khôn lường. Cho nên vấn đề chính em nghĩ, cũng theo bác nói trong 1 bài nào đó, là học theo Nhật bản, bắt đầu từ giá trị con người. Tất cả lại quay về thay đổi thói quen, cái nào ko phù hợp thời đại mới phải bỏ, và phải học nhwungx thói quen tốt, để giúp ta phát triển trong thời buổi này. Lãnh đạo VN thực ra từ người VN lên cả ( dù lên bằng cách nào đi chăng nữa !!! ), nếu dân VN tốt thì ta sẽ có lãnh đạo tốt.
    Còn em nghĩ về lý do vì sao DCS VN lại hay phản ứng 1 cách thái quá như hiện nay về các yếu tố chính trị, kêu gọi đa đảng, phản động ... thì em nghĩ có 2 lý do :
    - Vết thương chiến tranh còn khá rõ nét, khi thế hệ những con người trải qua những kinh nghiệm xương máu như vậy vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng thì phản ứng đó là do thói quen và cảm xúc là chính, một điều mà chỉ có thời gian mới hoặc kiểm soát tốt cảm xúc mới làm giảm đc
    - Có 1 câu nói rất hay em đọc được nói về sự khoan dung, độ lượng như các bác thảo luận ở trên, đó là "Người ta dễ tha thứ cho người đã sai, hơn là người đã đúng". Việc tự thừa nhận mình đã có nhiều thứ sai là điều khó chấp nhận với nhiều người, đặc biệt với người ngồi ở vị trí lãnh đạo, điều này cũng chỉ khắc phục được khi họ tự nhận thức đc, kể cả khi dùng vũ lực đe dọa, cũng ko nhiều người nhận mình sai. Nên em cũng ko nghĩ 1 cuộc cách mạng bạo lực ở VN lại giải quyết được tình trạng. Giả sử thành công thì người thay thế, với những đặc tính, thói quen cố hữu trên, cũng không tránh khỏi đi theo vết xe đổ đâu
    Có lẽ VN ta nên theo Singapore, thay đổi dựa trên nền tảng giáo dục con người tự nhận thức về mình
    Vài ý kiến của 1 sinh viên năm nay 20 tuổi
    Rất mong được góp ý của các bác
    @bác chấn : Em thấy bác chọn yahoo 360 viết blog, nhất là những tư tưởng như này là ko ổn đâu, bảo mật cực kém, kể cả khi bác để bài viết dạng private. Về vấn đề kỹ thuật, nếu bác có yêu cầu gì cứ contact với em, em sẽ cố gắng giúp đỡ nuphero081088@yahoo.com. Chào các bác

Post a Comment



Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ